Thông suốt giới luật
Lập giới đàn là phải biết sử dụng bao nhiêu người, và còn thông suốt pháp tác bạch các pháp Yết Ma. Có làm được như vậy mới gọi là một tu sĩ Phật giáo. Thông suốt giới luật là phải thông suốt giới đức, giới hạnh, giới hành.
Thông suốt giới đức, giới hạnh, giới hành là phải thông suốt giáo trình, giáo án đức hạnh và pháp hành đức hạnh. Có như vậy mới biên soạn giáo án, đứng lớp dạy mọi người về đức hạnh giới luật. Nếu chưa thông suốt thì phải tu học và còn tu tập nhiều hơn nữa, nếu không chịu tu học thì chỉ là những tu sĩ mù, hình thức là tu sĩ bên ngoài, còn hiểu biết để điều hành của người tu sĩ thì chưa có gì cả.
Các con mặc chiếc áo tu sĩ, nhưng chưa có hiểu biết các pháp Yết Ma, các giới luật đức hạnh. Không học hiểu các pháp Yết Ma nên giới luật thường vi phạm mà không biết. Giới luật vi phạm làm sao tu hành chứng đạt Tam Minh được.
Hai mươi mấy năm, những tu sĩ các hệ phái Phật giáo về tu viện Chơn Như tu tập đều phạm giới tướng phòng hộ. Phần đông không hiểu giới tướng của các pháp Yết Ma. Còn nói đến giới thể thì các tu sĩ chưa có ai biết cả.
Vì vậy dạy giữ giới hạnh độc cư thì lại phạm giới tướng độc cư. Không chịu đến lớp học, giáo án lớp NGŨ GIỚI, thì sau này biết đâu mà dạy lớp NGŨ GIỚI. Có học, có tu, có sống giới luật thì mới biên soạn giáo án dạy người tu tập giới đức, giới hạnh, giới hành, rồi sau đó mới biên soạn được.
Đây mới khởi sự bắt đầu vào giới tướng của các pháp Yết Ma. Có học mới biết, không học thì không thể biết, không biên soạn được những giáo án. Chương trình học có rất nhiều lớp cho những người xuất gia và tại gia.
Nếu tự mãn cho mình tu học như vậy là đủ, khi đứng ra dạy cũng như làm Phật sự khác thì cũng giống như một người mù. Tu hành không chứng mà giới luật vi phạm thì có ich gì cho bản thân và những người khác.
Gợi ý
-
Thông suốt
là giác ngộ, là thấy biết pháp đó như thật. Thấy biết pháp đó như thật mới hướng tâm đến pháp đó mà trong kinh sách gọi là hướng lưu, nhưng khi tu tập có những kết quả nho nhỏ gọi là dự lưu.
-
Thần thông biến hóa
là thần thông nằm ở từ pháp Tứ Thiền đến Tam Minh: là có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang qua hư...
-
Những gì thông suốt cần phải thông suốt
là người phật tử phải thông suốt giới luật đức hạnh của Phật giáo, hiểu biết thông suốt liễu tri ngũ uẩn (là các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều là các pháp vô thường, để tâm không dính mắc chấp trước, vì nhờ thông suốt liễu tri như...
-
Thần thông của đạo Phật
là thần thông vô dục, vô ác pháp.
-
Thần thông giáo hóa
là khi Tâm tôi có tham, tôi biết tâm tôi có tham; Tâm tôi có sân, tôi biết tâm tôi có sân; tôi ăn uống phi thời, tôi biết tôi ăn uống phi thời, tôi sẽ cố gắng khắc phục không ăn uống phi thời; người ta chửi mắng, mạ...
-
Thần thông ký thuyết
là thần thông bắt đầu từ pháp môn Nhị Thiền đến Tam Thiền, biết tư niệm của người khác. Thường thần thông này trong nhà thiền được gọi là trực giác; là: Có người nói lên nhờ tưởng. Có người nói lên nhờ nghe tiếng của loài Người, hay của...
-
Truyền thống
là nền nếp thói quen tốt đẹp hay thói quen mê tín, lạc hậu được lưu giữ từ đời này, qua đời khác. Những gì truyền thống lâu đời chúng ta không nên đặt trọn lòng tin ở đó, vì không phải tất cả những truyền thống đều tốt đẹp...
-
Nhãn tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo thấy mọi vật cách xa ngàn dặm, còn gọi là thiên nhãn tưởng thông.
-
Văn Hoá Phật Giáo Truyền Thống
Văn Hóa Truyền Thống chính là những bài học đạo đức làm Người, làm Thánh của Phật giáo, là những bài pháp dạy về đời sống đức hạnh cho mọi người, là đức hạnh nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai.Những ai...
-
Dung thông
nghĩa là phải tùy thuận lại đối tượng để giải quyết tâm lý mình một cách rất tế nhị và phi thường. Đó là một pháp môn mầu nhiệm và cần thiết cho những ai muốn hưởng được hạnh phúc chân thật trong cõi thế gian này.Mười điều lành là...
-
Nhĩ tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo, nghe âm thanh xa ngàn dặm còn gọi là thiên nhĩ tưởng thông.
-
Thân túc tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo biến hóa muôn hình, vạn trạng còn gọi là thần túc tưởng thông.
-
Thân tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo biến hóa muôn hình, vạn trạng còn gọi là thần tưởng túc thông.
-
Thần thông
chỉ là một năng lực của tưởng uẩn trong ngũ uẩn của một con người, khi một nhà làm tôn giáo thường tập luyện làm cho năng lực tưởng phát triển, dùng nó để tạo ra thế giới siêu hình và những trạng thái lạ lùng.Nhờ đó lừa đảo, dụ...
-
Tam Minh, Lục Thông
là một phương pháp để rà soát lại tâm của người tu hành có sạch lậu hoặc hay chưa.
-
Đạo đức giao thông
Mọi người hãy học luật lệ và đạo đức đi đường, đó là trách nhiệm và bổn phận đạo đức làm người, thực hiện, học về luật lệ giao thông đường bộ, để biết luật lệ đi đường khi lái xe, cẩn thận khi băng qua đường, cẩn thận khi...
-
Thiệt tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo nếm được mùi vị cách xa ngàn dặm còn gọi là thiên thiệt tưởng thông.
-
Tưởng thông
gồm có 6: 1/ Thiên nhãn tưởng thông, 2/ Thiên nhĩ tưởng thông, 3/ Tỷ tưởng thông, 4/ Thiệt tưởng thông, 5/ Thần túc tưởng thông, 6/ Tha tâm tưởng thông.
-
Muốn có thần thông
thì phải sống có đạo đức; chính đạo đức mới xác định thần thông chân chánh.
-
Tỷ tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo ngửi mùi hương xa ngàn dặm, còn gọi là thiên tỷ tưởng thông. Th (T4/5)